Kế hoạch marketing bao gồm những gì? Tất cả chi tiết về bản kế hoạch marketing sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

kế hoạch marketing

Những thành phần cần có trong bản lập kế hoạch marketing hoàn chỉnh và chuyên nghiệp

1. Tóm tắt các hoạt động marketing của doanh nghiệp (Executive Summary)

Chuyên mục tóm tắt các hoạt động của marketing doanh nghiệp là phần mở đầu của bản kế hoạch marketing chuyên nghiệp. Phần mô tả tóm tắt các mục tiêu chính của chiến dịch cùng với các đề xuất sẽ được trình bày cụ thể trong phần nội dung chính của kế hoạch truyền thông marketing. 

Mục tóm tắt này giúp cho cấp ban lãnh đạo và các nhà quản lý xác định được các điểm chính trong xây dựng kế hoạch marketing cho doanh nghiệp. 

2. Tình hình hiện tại của các hoạt động marketing (Current Marketing Situation)

Trong thành phần này của bản lập kế hoạch PR cho sản phẩm hay các bản kế hoạch marketing tổng thể, doanh nghiệp cần trình bày thông tin phân tích cơ bản về thị trường, sản phẩm cũng như tính cạnh tranh ở một thời điểm nhất định hay trong cả chiến dịch. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nêu ra tình hình phân phối thực tế và môi trường kinh doanh vĩ mô của mình. 

=>> Xem thêm: Dịch vụ viết bài PR chuyên nghiệp – Bí quyết chinh phục mọi khách hàng

Với phần nội dung này, doanh nghiệp cần mô tả rõ nét thị trường mục tiêu mình hướng tới và đưa ra các phân khúc thị trường chính. Doanh nghiệp sẽ ước tính quy mô thị trường nói chung cùng với các phân khúc trong vài năm trước đó. Từ đó sẽ xem xét nhu cầu của khách hàng và các yếu tố trong môi trường vĩ mô có ảnh hưởng như thế nào đến hành vi mua hàng của khách hàng

Tiếp theo đó, việc xác định các đối thủ cạnh tranh chính, đánh giá hiệu quả chiến lược của họ, chất lượng sản phẩm, định giá sản phẩm và việc phân phối, quảng cáo sản phẩm của họ như thế nào. Việc phân tích đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp so sánh thị phần của mình với đối thủ trên thị trường, hướng được điểm khác biệt mà doanh nghiệp sẽ tạo ra cho sản phẩm và chiến dịch của mình để tăng khả năng cạnh tranh. 

Cuối cùng, trong chuyên mục phân tích tình hình thực tại, doanh nghiệp cần bao quát thông tin về việc phân phối quy mô, số lượng các kênh phân phối hay các mô hình phân phối mà doanh nghiệp sẽ sử dụng. Một số mô hình phân phối phổ biến hiện nay mà đơn vị doanh nghiệp có thể tham khảo: 

  • Trực tiếp (Direct): Là hình thức bán trực tiếp cho người tiêu dùng. 

  • Kênh phân phối bán lẻ (Retail distribution): Thông qua doanh nghiệp phân phối lớn có các sản phẩm được tổng hợp từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. 

  • Đại diện nhà sản xuất: Đây là nhóm người có mối quan hệ với nhiều nhà sản xuất, các nhà bán lẻ, nhà phân phối và sẽ làm việc để bản sản phẩm của doanh nghiệp tới các kênh thích hợp. Trách nhiệm của doanh nghiệp là chiết khấu hoa hồng cho họ. 

3. Phân tích SWOT (SWOT Analysis)

Phân tích SWOT là nội dung quan trọng đối với một bản kế hoạch marketing. Việc phân tích mô hình SWOT giúp cho doanh nghiệp nhận biết điểm mạnh, điểm yếu của mình để có được chiến lược phát huy thế mạnh, khắc phục điểm yếu. Bên cạnh đó, khi xác định được cơ hội và thách thức, doanh nghiệp sẽ tránh được những rủi ro một cách hiệu quả nhất. 

=>> Có thể bạn quan tâm: Xu hướng marketing nào đang được ưa chuộng nhất trong năm 2022?


Phân tích SWOT chính là hoạt động:

  • Phân tích nội dung những cơ hội, thử thách doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trình triển khai các chiến dịch truyền thông marketing để quảng bá sản phẩm hay dịch vụ mang lại. 

  • Phân tích và giải quyết vấn đề trong quá trình thực hiện kế hoạch marketing đã lập ra. 

  • Phân tích và tổng hợp những điểm mạnh, điểm yếu của dịch vụ, sản phẩm để có được chiến lược quảng cáo phù hợp và hiệu quả nhất. 

4. Mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới (Objectives)

Kế hoạch marketing chi tiết cần bao gồm những mục tiêu cụ thể mà doanh nghiệp hướng tới. Chỉ khi xác định rõ mục tiêu chính, doanh nghiệp mới có thể xây dựng các chiến lược marketing phù hợp và đúng đắn nhất, để có thể đạt được những mục tiêu đã đề ra. 

Nội dung này, doanh nghiệp cần mô tả những mục tiêu chính như: 

  • Mục tiêu về tài chính: Đó là Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư, cơ hội, lợi nhuận thu lại và tiết kiệm được bao nhiêu chi phí đầu tư cho hoạt động marketing.

  • Các mục tiêu Marketing: Sở hữu tệp khách hàng tiềm năng rộng hay không, ứng dụng tối đa được bao nhiêu kênh phân phối, thu hút lương công chúng ghé thăm website của doanh nghiệp có lớn hay không,…?

5. Chiến lược Marketing (Marketing Strategy)

Chiến lược Marketing được xem là nội dung quan trọng nhất trong bản kế hoạch marketing tổng thể của doanh nghiệp. 

Việc xây dựng một chiến lược marketing phù hợp là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có thể xác định được đích đến, rằng chúng ta cần làm gì để đạt được mục tiêu một cách nhanh chóng, mang lại hiệu quả tối ưu, cũng như hướng đi rõ ràng cho các chiến dịch marketing để hoàn thành mục tiêu đề ra.

Khi xây dựng chiến lược Marketing, các marketer có thể triển khai các chương trình Marketing phù hợp, ví dụ như lựa chọn kênh phân phối nội dung và tiếp cận khách hàng hiệu quả, định giá sản phẩm phù hợp, tìm kiếm địa điểm thuận lợi để khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm được doanh nghiệp.

=>> Tìm hiểu A-Z quá trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng

Một chiến lược marketing chuẩn chỉnh cần có những yếu tố chính như:

  • Giá trị cốt lõi riêng biệt mà doanh nghiệp sở hữu, những điểm bán hàng độc nhất (Unique Selling Proposition) của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.

  • Xác định rõ nhóm khách hàng tiềm năng và thông điệp truyền thông Marketing doanh nghiệp muốn truyền tải. 

  • Các chương trình Marketing phù hợp dựa trên mô hình 4P (Sản phẩm, giá cả, địa điểm và các chiến dịch quảng cáo)

6. Kế hoạch hành động (Action Plan) 

Khi xác định được mục tiêu và chiến lược rõ ràng, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch hành động chi tiết. Bản kế hoạch hành động trong marketing plan có các nội dung cơ bản sau đây:

  • Chúng ta cần làm những việc gì?

  • Thời điểm triển khai?

  • Phân công cụ thể nhân sự cho từng đầu công việc?

  • Ngân sách chi cho các chiến dịch marketing là bao nhiêu?

7. Giả định về các rủi ro (Risks)

Dự tính ngân sách và dự trù rủi ro là các bước quan trọng mà một bản kế hoạch marketing cần có. Nội dung này cũng không kém phần quan trọng, bởi việc dự đoán về các rủi ro là căn cứ xác định rằng, liệu chiến dịch marketing chúng ta sắp thực hiện có mang lại thành công không, hay rủi ro thất bại lớn hơn? Nếu không thành công, doanh nghiệp phải đối mặt với những khó khăn như thế nào? Càng nhiều giả định đưa ra được giảm thiểu, doanh nghiệp càng có khả năng thành công cao hơn.

Một số câu hỏi mà doanh nghiệp cần trả lời để thiết lập nội dung về các giả định rủi ro trong bản kế hoạch marketing như:

  • Các kênh truyền thông và tiếp thị hiệu quả cho doanh nghiệp là gì?

  • Doanh nghiệp của bạn cần sử dụng chiến lược định giá sản phẩm nào?

  • Các chiến lược định giá của doanh nghiệp có gì khác biệt so với đối thủ?

  • Những rủi ro mà doanh nghiệp có thể dự tính trước được là gì? Liệu rủi ro đó có gây thiệt hại quá lớn về kinh tế đầu tư hay ảnh hưởng hình ảnh thương hiệu hay không?

8. Kiểm soát hoạt động marketing (Control) 

Kiểm soát hoạt động marketing là nội dung cuối cùng của một bản kế hoạch marketing tổng thể. Nó vạch ra các phương pháp kiểm soát được sử dụng để đánh giá sự phát triển và hiệu quả mà các chiến dịch marketing đã thực hiện. Từng bước thực hiện và công việc triển khai đều được ghi chép một cách cụ thể. Sau đó trở thành nền tảng để đánh giá chất lượng công việc trong từng thời điểm. Điều này cũng cho phép ban lãnh đạo xem xét kết quả định kỳ và xác định các đội nhóm đã hoàn thành KPI đề ra cho mình hay chưa. 

=>> Kiến thức SEO cơ bản: 10+ thuật ngữ SEO thông dụng nhất

Các loại kế hoạch marketing phổ biến hiện nay

Để tiến hành lập kế hoạch marketing cho sản phẩm mới mà doanh nghiệp của bạn đang hướng đến, chúng ta có thể lựa chọn một số hình thức marketing plan sau đây: 

  • Kế hoạch marketing theo thời gian: Tính theo quý hoặc theo năm (Quarterly or Annual Marketing Plan): Loại kế hoạch marketing theo quý hoặc năm mô tả các chiến lược hoặc chiến dịch marketing mà doanh nghiệp triển khai thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định.

  • Kế hoạch marketing trả phí (Paid Marketing Plan): Loại kế hoạch marketing này mô tả cách triển khai các chiến dịch marketing có phí đầu tư, ví dụ như quảng cáo PPC hoặc những chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội (facebook, youtube,..). 

  • Kế hoạch marketing trên mạng xã hội (Social Media Marketing Plan):  Kế hoạch này là hình thức marketing mô tả các kênh mạng xã hội, chiến lược và chiến dịch marketing mà doanh nghiệp sẽ triển khai để quảng bá sản phẩm hay dịch vụ của mình.

  • Kế hoạch marketing nội dung (Content Marketing Plan): Marketing nội dung là bản kế hoạch mô tả chiến lược, chiến dịch hay từng loại nội dung được sử dụng trên các nền tảng mà doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ mang tới công chúng quan tâm. 

  • Kế hoạch marketing về sự kiện cho ra mắt sản phẩm mới (New Product Launch Marketing Plan): Kế hoạch marketing này là một bản kế hoạch hoàn chỉnh cho các chiến lược và chiến dịch mà doanh nghiệp sẽ thực hiện để quảng cáo một sản phẩm mới.