Kế hoạch marketing là gì?
Một bản kế hoạch marketing thể hiện chiến lược bài bản được doanh nghiệp xây dựng nhằm theo dõi việc quảng bá sản phẩm/dịch vụ/thương hiệu theo chu trình thời gian xác định.
Tùy thuộc vào mục tiêu marketing của doanh nghiệp mà chúng ta có thể kể đến các mẫu kế hoạch marketing phổ biến như:
- Kế hoạch marketing tổng thể: Nội dung chính của kế hoạch là nêu bật các chiến dịch mà doanh nghiệp sẽ thực hiện trong khoảng thời gian 6 tháng, 1 năm,...
- Kế hoạch marketing trả phí: Kế hoạch bao gồm các chiến lược mà doanh nghiệp phải trả phí. Ví dụ như quảng cáo trên social network, TV, báo chí,...
- Mẫu kế hoạch truyền thông: bản kế hoạch này thể hiện những chiến lược truyền thông mà doanh nghiệp sẽ áp dụng để gửi thông điệp tới khách hàng của họ.
- Mẫu kế hoạch marketing nội dung: Bao gồm các chiến thuật, chiến lược marketing khác nhau.
Doanh nghiệp cần có kế hoạch marketing để làm gì?
Xác định mục tiêu
Có được một bản kế hoạch marketing giúp bạn hình thành được những mục tiêu
Sử dụng mô hình SMART giúp doanh nghiệp dễ dàng lên kế hoạch được chuẩn xác nhất.
Xác định yếu tố cốt lõi
Các hoạt động marketing nếu không có yếu tố cốt lõi sẽ rất lan man và không hiệu quả. Cần tập trung vào những thứ cụ thể và làm thật tốt chúng. Một kế hoạch marketing sẽ xác định được đúng trọng tâm và đạt hiệu quả.
Đảm bảo được tính nhất quán
Tất cả các hành động thiết lập ra cần được xâu chuỗi lại để đồng bộ, thống nhất với nhau, đi đến đến một concept như chỉnh thể.
Kế hoạch marketing được tạo lập như thế nào?
Đã là kế hoạch, chúng ta vẫn nên theo quy trình cụ thể, kể cả muốn đột phá thì cũng cần có các bước nền tảng để tránh đến việc đi lệch hướng hay làm sai mà không biết nguyên nhân do đâu.
Bước 1: Đưa ra mục tiêu chính
Làm gì cũng cần có mục tiêu. Khi bạn đưa ra được mục tiêu cho chiến dịch Marketing, bạn đã hoàn thành một bước khá quan trọng trong bản kế hoạch marketing mẫu của mình.
Thông thường, mục tiêu của chiến dịch truyền thông sẽ là: tăng doanh số Bán hàng Online, tăng tương tác trên Facebook, tăng traffic từ Google Ads,…
Bước 2: Phân tích sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, nhu cầu của thị trường và đối thủ cạnh tranh
Sản phẩm bạn tốt đến đâu mà bạn không đưa nó đến đúng thị trường có nhu cầu mua. Thì coi như không. Phân tích thị trường để bạn có thể nắm được những thông tin như:
-Nhân khẩu học ảnh hưởng tới lối sống
-Nơi khách hàng sinh sống
-Đánh giá về quy mô và mức tăng trưởng
-Xem xét đến nhu cầu của thị trường
Về sản phẩm thì doanh nghiệp cần vạch ra: thế mạnh, điểm yếu, thách thức, cơ hội, trở ngại hay khó khăn bên ngoài
Phân tích đối thủ
Bước này giúp bạn giành thêm cơ hội ghi điểm, tạo dấu ấn hơn tất cả các đối thủ khác
Bước 3: Xây dựng chiến lược
Định vị khách hàng mục tiêu
Từ việc xác định được khách hàng mục tiêu, hãy định vị họ để thêm khoanh vùng được khách hàng một cách rõ ràng hơn
Họ đang gặp khó khăn gì?
Sản phẩm/dịch vụ của bạn thỏa mãn được nhu cầu nào cho khách hàng?
Khách hàng thường sử dụng các kênh truyền thông trong khoảng thời gian nào?
Khách hàng mục tiêu thích điều gì?
Còn rất nhiều điều về khách hàng mục tiêu mà bạn cần khám phá.
Chiếc lược sử dụng kênh tiếp thị
Hiện tại, đây là thời đại của các kênh truyền thông online như: tiếp thị trên các mạng xã hội phổ biến và nhiều người dùng
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
Đặt quảng cáo trên các công cụ phổ biến Email Marketing, Automation email..
Hãy kết hợp sử dụng đa kênh để đem lại hiệu quả cao nhất, vì khách hàng của bạn không chỉ có mặt trên 1 nền tảng.
Đo lường chiến dịch
Đo đếm hiệu quả là một phần không thể bỏ qua trong kế hoạch Marketing Online cho 1 sản phẩm/dịch vụ. Nhiệm vụ của phần này là phân tích con số đã thu thập được từ những kênh doanh nghiệp sử dụng để tiếp thị.
Việc đo lường thường không có quy chuẩn nào để theo. Bởi mỗi một chiến dịch sẽ có cách kiểm tra và đong đếm phù hợp.
Hi vọng bài viết này đã cung cấp cái nhìn toàn cảnh về cách lập kế hoạch marketing. Chúc bạn có một ngày làm việc năng suất và hiệu quả!
Xem thêm các bài viết khác:
0 Nhận xét