Cùng tìm hiểu những yếu tố đặc thù của marketing ngành dịch vụ ẩm thực nhé!

Ăn uống là nhu cầu thiết yếu hàng ngày của con người. Xã hội ngày càng phát triển, giờ đây lý tưởng không phải là ăn no mặc ấm, khách hàng luôn có nhu cầu ăn phải ngon, và mặc phải đẹp. Ngành dịch vụ ẩm thực còn được gọi là ngành F&B sinh ra để đáp ứng nhu cầu to lớn đó. Tuy nhiên, cầu lớn thì cung nhiều, nếu không mạnh tay đầu tư cho marketing dịch vụ ẩm thực để tăng sức mạnh cạnh tranh, các đơn vị cung cấp dịch vụ ăn uống hoàn toàn có khả năng sập tiệm bất cứ khi nào.

1. Không ngừng đổi mới, sáng tạo để giữ chân khách hàng

Chắc hẳn bạn còn nhớ chiến dịch Share a Coke – in tên riêng lên vỏ lon của Coca-Cola vài năm về trước. Chiến dịch marketing của Coca-Cola đi vào lịch sử này đã kích thích doanh thu của hãng lên hàng chục lần chỉ trong 2 mùa hè. Đồng thời tạo ra một cơn sốt chụp ảnh với vỏ chai Coca-cola in tên "làm mưa làm gió" tại hơn 123 quốc gia trên thế giới. Đối với một thương hiệu đã có thâm niên hoạt động hàng chục năm như Coca – Cola, sự sáng tạo đỉnh cao có sức mạnh níu giữ khách hàng cực lớn. Bởi thế mà dường như mùa hè nào, khách hàng cũng luôn hào hứng đón chờ một động thái mới gây sốt từ Coca – Cola.

Marketing dịch vụ ẩm thực

Cách marketing dịch vụ ẩm thực khác biệt và mới mẻ là nền tảng tạo dựng một thương hiệu thành công. Hay như Jack Trout từng nói: “Khác biệt, hay là chết!”

2. Liên tục tung ra các chương trình ưu đãi hấp dẫn

Hành vi săn SALE, săn mã giảm giá đang dần trở thành thói quen của thực khách. Các chương trình ưu đãi trong marketing dịch vụ ẩm thực như Giảm giá combo, đi 3 tính tiền 2, mua 1 tặng 1, ưu đãi dành riêng cho nhóm đông người… nên được tung ra ở thời điểm hợp lý để kích thích hành vi khách hàng.

3. Quan tâm đến vấn đề sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm

Ăn uống “Healthy” hay còn được gọi là “Eat Clean” đang là tiêu chuẩn sống lý tưởng mà giới trẻ hiện nay theo đuổi. Subway – đối thủ lớn của Mc Donald’s mặc dù là một thương hiệu đồ ăn nhanh nhưng luôn hướng tới việc tạo ra giá trị “Healthy” cho mình bằng khẩu hiệu: Eat Fresh - Đồ ăn nhanh không béo giúp thực khách có cảm giác yên tâm hơn khi trải nghiệm sản phẩm.


Marketing dịch vụ ẩm thựcGọi đồ ăn Online đang là thói quen mới của thực khách hiện tay[/caption]

4. Song song với chất lượng món ăn là chất lượng phục vụ

Một thực trạng khá buồn còn tồn tại ở nhiều cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống tại Việt Nam đó là “Giỏi hút khách nhưng không giỏi giữ khách”. Nguyên nhân là vì chất lượng phục vụ chưa làm hài lòng thực khách khiến khách hàng không muốn quay lại lần thứ hai. Vì vậy marketing dịch vụ ẩm thực cần đặc biệt chú ý đến vấn đề này để mang lại trải nghiệm trọn vẹn hơn cho khách hàng.

5. Thách thức và cơ hội sau cuộc khủng hoảng “bất đắc dĩ”

Đối với marketing dịch vụ ẩm thực, nguồn thu chính đến từ những thực khách dùng bữa tại nhà hàng. Như vậy, rõ ràng là khi có sự xuất hiện của dịch Covid 19, với tâm thế e ngại tiếp xúc đám đông, hoạt động kinh doanh của dịch vụ ẩm thực sẽ bị ảnh hướng đáng kể. Nhiều nhà hàng mất đi hoàn toàn lượng khách vốn có nếu chỉ yên chờ khách hàng tới.

Trong thách thức luôn ẩn chứa những cơ hội mới. Nhu cầu ăn uống của con người không bao giờ dừng lại, họ có thể cắt giảm mua sắm quần áo, mỹ phẩm, xe cộ… trong mùa dịch nhưng việc ăn uống và chăm sóc sức khỏe thì không thể cắt giảm, thậm chí có xu hướng gia tăng mạnh trong mùa dịch. Đây chính là thời cơ thích hợp để các chủ doanh nghiệp “thay máu” và lội ngược dòng.